Thời niên thiếu và gia đình Louise de Broglie, Nữ Bá tước của Haussonville

Theo thông lệ trong gia đình quý tộc của cha, khi sinh ra, Louise mang tên Louise Albertine, Quận chúa de Broglie. Bà là con gái của chính khách, nhà ngoại giao Victor de Broglie, Công tước thứ ba của Broglie và Albertine, Nữ Nam tước Staël von Holstein. Louise là đứa con lớn nhất trong ba đứa trẻ của gia đình sống sót đến tuổi trưởng thành.[1] Anh trai của bà, Albert sẽ kế thừa tước hiệu gia tộc và đạt được danh tiếng chính trị và văn học, trong khi người em út Auguste, Abbé de Broglie tương lai, sẽ theo đuổi sự nghiệp giáo hội. Ngoài ra, Louise còn là cháu gái của sử gia, tiểu thuyết gia nổi tiếng Germaine de Staël, còn được gọi là Madame de Staël. Bà qua đời một năm trước khi đứa cháu sinh ra. Louise chào đời tại Château de Coppet, quê hương của bà ngoại tại Thụy Sĩ, một nơi cư trú nổi tiếng qua các tác phẩm cùng tiếng tăm văn hóa của de Staël. Theo lẽ thường, Louise chính thức thừa kế nơi này vào năm 1878 và được chôn cất tại đây sau khi mất.[1][2] Mặc dù khu vực đã được mở cửa cho công chúng kể từ năm 1924–1925, nó vẫn thuộc sở hữu của con cháu Nữ Bá tước.[2][3]

Marguerite Gérard, Mme de Staël et sa fille, c. 1805 (Bộ sưu tập Château de Coppet). Mẹ và bà ngoaị của Louise de Broglie, được vẽ 13 năm trước khi bà sinh ra

Germaine de Staël, bà ngoại 1924–1925 là con gái của chủ ngân hàng và chính trị gia người Thụy Sĩ Jacques Necker, người từng là tổng giám đốc tài chính của Louis XVI, và vợ Suzanne Curchod, con gái nghèo nhưng được giáo dục tốt của một mục sư người Thụy Sĩ (Curchod trước đây đính hôn với nhà sử học Edward Gibbon). Bà ngoại của Louise được cho là Erik Magnus Staël von Holstein, Đại sứ Thụy Điển tại Pháp, nhưng vì de Staël cũng duy trì mối quan hệ lãng mạn lâu dài và sự hợp tác trí tuệ với nhà hoạt động chính trị tự do và nhà văn Benjamin Constant, người tin rằng ông là cha của Albertine (mẹ của Louise), có thể Constant là ông nội của bà.[4]

Trong một cuốn tự truyện chưa xuất bản,[5] Louise kể lại nền giáo dục gia giáo mà bà nhận được lúc còn nhỏ. Bà nhiệt tình với văn học và âm nhạc, đặc biệt là opera. Ingres sau này đã thêm tấm kính opera vào bức chân dung của bà.[6] Louise luôn đọc mọi cuốn sách mới. Năm 11 tuổi, bà tham dự đêm khai mạc vở kịch "Hernani" của Victor Hugo, nổi tiếng với những cuộc biểu tình mà nó gây ra. Ngoài ra, với tư cách một nghệ sĩ piano trẻ, Louise cũng biết đến Chopin. Bà cũng được coi là một nghệ sĩ vẽ màu nước tài năng, có khả năng vẽ nên những cảnh đầy kịch tính, thuyết phục. Với bản thân, bà luôn ghi nhớ những lời chỉ trích và lưu giữ chúng trong tim, như lời mẹ bà thời thơ ấu đã ví bà giống như "một chiếc bình xinh xắn không có tay cầm"; một nhà phê bình khác nói với bà (lúc chín tuổi) rằng nhân vật của bà "không đủ sự chăm sóc kĩ càng để có thể chống cự lại một con chó", và so sánh bà với "một con chuột đồng, một con nai sừng tấm, một nàng tiên xanh và một tia lửa". Cũng theo người này, biểu tượng huy hiệu mà Louise nên mang phải là một con ngựa chạy trốn.[5]

Vào tháng 10 năm 1836 ở tuổi 18,[1][7] bà kết hôn với thành viên Hạ viện Pháp, nhà sử học tương lai Joseph d'Haussonville (1809–1884). Louise viết: "Tôi đã được định sẵn để làm thú vui tiêu khiển, thu hút, quyến rũ và trong sự tính toán cuối cùng để gây ra đau khổ cho tất cả những người kiếm tìm hạnh phúc nơi tôi".[8] Bà thừa nhận: "Tôi muốn kết hôn với người trẻ và có một vị trí tuyệt vời trong xã hội. Và đó, về cơ bản, là lý do duy nhất tôi muốn cưới anh ấy".[6] Sau khi kết hôn, Louise trở thành Louise de Cléron, Nữ Tử tước của Haussonville (sau này bà trở thành Louise de Cléron, Nữ bá tước của Haussonville sau cái chết của cha chồng vào năm 1846). Bất chấp vấn đề tình cảm, cuộc hôn nhân dường như vẫn hạnh phúc. Cặp vợ chồng sống ở Hôtel de Broglie, 35 rue Saint-Dominique, một nơi do kiến trúc sư thời trang và nhà thiết kế nội thất Hippolyte Destailleur tạo nên. Họ có ba người con: Victor-Bernard (1837-1838), qua đời trong bụng mẹ, Mathilde (1839-1898), người không bao giờ lập gia đình, và Gabriel Paul Othenin Bernard, được gọi là Paul-Gabriel của Haussonville (1843-1924), một chính trị gia và nhà tiểu luận nổi tiếng. Nhờ Paul, bà có nhiều hậu duệ.[2][3]

Louise là người duy nhất trong lịch sử là con gái, chị gái, vợ và mẹ của bốn thành viên Viện hàn lâm Pháp:[5] đó là cha của bà, Victor; em trai Albert; chồng Joseph và con trai Paul-Gabriel. Tuy nhiên, những người này không đồng thời ngồi vào ghế Học viện cùng lúc. Paul-Gabriel được bầu vào vị trí này năm 1888, sáu năm sau cái chết của mẹ mình. Louise còn là bà cô của Louis de Broglie, người giành giải thưởng Nobel Vật lý năm 1929 nhờ công trình cơ bản về lý thuyết lượng tử, đồng thời là bà cố của nhà triết học Béatrix'Andlau (1893–1989) và người anh trai Jean Le Marois (1895–1978), nhà thơ và nhà viết kịch. Cả hai người họ đều là thành viên của gia tộc Andlau.[1][7]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Louise de Broglie, Nữ Bá tước của Haussonville http://www.lacote.ch/articles/regions/district-de-... http://www.letemps.ch/suisse/2014/05/23/visons-50-... http://latimesblogs.latimes.com/culturemonster/200... http://www.newsweek.com/2015/02/13/treasures-frick... http://www.nysun.com/arts/a-tale-of-two-lovers-de-... http://www.sothebys.com/en/auctions/ecatalogue/201... http://dc.cod.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1386... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb30581969k/PUB... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb30581970s/PUB... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb305819714/PUB...